Ứng dụng có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất thuận tiện cho người dùng tại Việt Nam. Cách dùng của ứng dụng cũng rất đơn giản, những gì người dùng cần làm là chọn ngôn ngữ gốc (cần dịch) và loại ngôn ngữ thân thuộc với mình từ giao diện của ứng dụng.
Google Translate cung cấp cho người dùng 4 chế độ nhập nội dung cần dịch, bao gồm nội dung bằng cách nhập văn bản thông thường (bấm vào mục “nhấn để dịch” để nhập nội dung), dịch nội dung từ hình ảnh (nhấn vào biểu tượng chiếc máy ảnh), dịch từ giọng nói (biểu tượng chiếc micro) và dịch từ chữ viết (biểu tượng ở ngoài cùng bên phải).
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và loại ngôn ngữ cần dịch, bạn có thể chọn cách thức để nhập nội dung phù hợp.
Chẳng hạn nếu đó là một ngôn ngữ khá thân thuộc hoặc chỉ là một cụm từ đơn giản, bạn có thể dễ dàng nhập nội dung của chúng trực tiếp từ bàn phím để dịch, còn nếu đó là một đoạn nội dung được in trên hình ảnh hay một bảng quảng cáo, bạn có thể chụp lại hình ảnh hay bảng quảng cáo này để dịch từ hình ảnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chức năng dịch bằng giọng nói trong trường hợp đang nói chuyện trực tiếp với một người nước ngoài, ứng dụng Google Translte sẽ thực hiện chức năng như một chiếc máy phiên âm cho bạn.
Ngoài ra, nếu đó là loại ngôn ngữ không thể nhập bằng bàn phím thông thường (chẳng hạn tiếng Trung Quốc hay tiếng Nhật Bản), bạn có thể sử dụng cách thức nhập dữ liệu bằng chữ viết tay, sau đó vẽ lại hình ảnh của từ cần dịch lên smartphone để ứng dụng của Google có thể tự dịch giúp bạn.
Trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng Google Translate cho thấy khả năng hoạt động thực sự ổn định và chính xác. Khả năng nhận diện và dịch thuật từ giọng nói hay từ hình ảnh có thể khiến bạn cảm thấy bất ngờ về độ chính xác của ứng dụng
Chức năng dịch từ hình ảnh, ứng dụng sẽ tự động quét hình ảnh để tìm các nội dung văn bản có trên hình ảnh, sau đó cho phép người dùng dùng tay quét phần văn bản trên hình ảnh để ứng dụng tự động dịch
Đặc biệt, ứng dụng dịch thuật trên Android còn cho phép dịch nội dung từ các tin nhắn SMS đang có trên thiết bị. Để sử dụng chức năng này, bạn nhấn vào biểu tượng tùy chọn trên thiết bị (ở góc trên bên phải), chọn “Dịch SMS” từ menu hiện ra. Tại đây danh sách các tin nhắn SMS trên thiết bị sẽ hiện ra, cho phép người dùng chọn để dịch.
Hướng dẫn sử dụng ứng dụng dịch thuật ở chế độ offline (không có mạng)
Thông thường để sử dụng chức năng dịch thuật của Google Translatae cần yêu cầu thiết bị có kết nối Internet để có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu trực tuyến của Google. Tuy nhiên ứng dụng dịch trên Android có thể cho phép người dùng download bộ cơ sở dữ liệu này về máy và sử dụng ở chế độ offline, không cần kết nối Internet.
Thực hiện theo các bước sau để download cơ sở dữ liệu từ vựng về thiết bị của mình:
- Nhấn vào nút Menu của ứng dụng (ở góc trên bên phải), chọn “Cài đặt” từ menu hiện ra. Tiếp theo chọn “Quản lý ngôn ngữ ngoại tuyến”.
- Tại đây, tùy thuộc vào loại ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng, nhấn vào biểu tượng chiếc đinh ghim để tải cơ sở dữ liệu của ngôn ngữ đó về máy, sau đó bạn có thể sử dụng ứng dụng dịch giữa các ngôn ngữ mà không cần phải có kết nối Internet.
Tính năng này thực sự hữu dụng trong trường hợp người dùng đi du lịch ra nước ngoài và thiết bị của mình không có kết nối Internet (3G giờ đắt thấy sợ... luôn :D ).
Có thể nói Google đã thực sự làm rất tốt với bản nâng cấp mới nhất dành cho ứng dụng dịch thuật trên nền tảng Android này. Với sự trợ giúp của ứng dụng, thiết bị chạy Android trở thành một chiếc máy phiên dịch đúng nghĩa, giúp phần nào xóa nhòa các khoảnh cách về ngôn ngữ.
bạn có thể download ở đây : Link
Nguồn sưu tầm
Post a Comment