Khi sử dụng máy Android, bạn thường up ROM để mang những tính năng mới lên máy hay giúp tối ưu hóa hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên, đôi khi một số vấn đề xảy ra khi up ROM khiến cho chiếc máy của bạn không thể hoạt động được bình thường. Vậy chúng ta phải làm gì trong trường hợp này để cứu vớt "cục cưng smartphone" của chúng ta? Một vài thủ thuật android sau đây sẽ giúp bạn "hồi sinh" chiếc máy.
Máy của bạn tự khởi động lại mãi: xóa dữ liệu và bộ nhớ đệm
Biểu tượng khởi động thường thấy của các mày dùng ROM CyanogenMod
Nếu bạn vừa flash một bản ROM và điện thoại không thể vào được màn hình chính (homescreen), rất có thể bạn đã quên xóa dữ liệu người dùng (danh bạ, tin nhắn, ứng dụng,...). Thông thường, bất kì bản ROM nào được cung cấp trên mạng, cho dù là thiết bị nào đi nữa thì người tạo ROM luôn khuyên chúng ta phải xóa (wipe) dữ liệu trước khi dùng. Nếu bạn cứ bị lặp lại mãi việc khởi động thì nhiều khả năng đây chính là lí do.
Máy truy cập thẳng vào chế độ Recovery: flash bản ROM mới
Trong trường hợp bạn khởi động máy và nó vào thẳng ClockworkMod (hoặc các bộ recovery tương tự) thì nhiều khả năng bản ROM bạn vừa flash đã bị lỗi. Để chắc chắn, ta khởi động lại một lần nữa xem thiết bị có đưa ta vào recovery nữa hay không. Nếu có, xin chia buồn, bản ROM đã có vấn đề. Tại đây, chúng ta có hai phương pháp để "chữa bệnh": tải lại bản ROM đó hoặc tìm ROM mới. Trong quá trình tải từ Internet về, việc gói dữ liệu của ROM bị lỗi xảy ra rất thường xuyên. Có thể do đường truyền, do máy hoặc do trình duyệt bị lỗi. Bản thân mình đã từng gặp phải trường hợp này và phải tải về tới lần thứ ba mới dùng được ROM vì đường truyền chập chờn. Cách thứ hai, đó là bạn tìm kiếm một bản ROM khác thích hợp hơn (cũng có thể dùng lại phiên bản trước của bản ROM bị lỗi).
Cũng nên để ý xem thẻ nhớ của bạn có bị lỗi không nhé. Nếu bất kì bản ROM nào cũng không dùng được thì hãy thử một chiếc thẻ nhớ khác để chép và flash ROM.
Người dùng HTC: máy có thể không vào thẳng Recovery và vào màn hình Bootloader. Do đó, bạn cần chọn vào mục "Recovery" để tiếp tục thực hiện.
Triệu chứng này không thường xảy ra, tuy nhiên nếu máy boot thẳng vào bootloader thì máy của bạn có khả năng xung đột giữa phần cứng và phần mềm. Cách tốt nhất lúc nào là phục hồi lại bản ROM gốc (tức bản ROM đi theo máy khi ta vừa mua về). Bản ROM này không root, không hack, không chỉnh sửa gì cả nên đảm bảo tính tương thích tuyệt đối. Cách thực hiện khác nhau cho mỗi nhãn hiệu.
Motorola: Nếu thiết bị Android của bạn do Motorola sản xuất, bạn sẽ cần đến một phần mềm mang tên RSD Lite. Đây là công cụ hữu hiệu để cứu máy khi bị lỗi do chúng ta nghịch.
HTC: Các điện thoại của HTC có thể flash lại ROM gốc (còn được biết với tên gọi RUU) ngay trong bootloader của máy. Hãy dùng Google hoặc subforum này để tìm kiếm bản RUU thích hợp cho thiết bị của bạn. Sau khi giải nén tập tin RUU này, bạn sẽ thấy được hướng dẫn đổi tên file cho từng thiết bị khác nhau. Đổi tên và chép nó và thẻ nhớ, sau đó chạy máy lên, nhấn giữ nút Nguồn + Nút giảm âm lượng để vào Bootloader. Máy sẽ tự động nhận ra tập tin RUU và hỏi sự cho phép để flash, nhớ chọn "YES" để tiến hành flash ROM nhé.
Samsung: Nếu bạn đang dùng chiếc điện thoại nào đó thuộc dòng Galaxy, một công cụ mang tên Odin là cần thiết để flash lại tập tin OPS chứa ROM gốc.
Nếu máy thật sự bị biến thành "cục gạch": mang đến cửa hàng thôi
Thế nào là máy bị biến thành "cục gạch" (brick)? Đó là khi thiết bị của chúng ta không thể mở máy bằng bất cứ cách nào. Máy lúc đó thật sự có công cụ giống hệt như cục gạch vậy (nghĩa đen). Và bạn cũng chẳng thể làm gì để chữa bệnh cho "em" smartphone thân yêu của chúng ta. Nếu mày còn mở lên được, còn xuất hiện hoạt cảnh boot, còn vào được recovery, bootloader, đó chưa phải tình trạng "cục gạch".
Nếu chẳng may máy của bạn bị brick, hãy mang thiết bị đến cửa hàng (hoặc trung tâm bảo hành) chính hãng và giả vờ: "Em chẳng biết gì, tự nhiên máy nó không mở lên được, cứ đen thui mãi thế này. Đang dùng bình thường mà nó lại thế này đây". Tất nhiên, đừng tiết lộ chuyện bạn up ROM, root gì cả vì có thể hãng sẽ không bảo hành cho bạn. Họ có thể dùng cách gì đó để phục hồi lại máy, hoặc đổi cho bạn máy mới tùy từng hãng. Cũng có thể họ không chấp nhận bảo hành vì bằng cách nào đó họ biết được máy đã bị "vọc phá". Tuy nhiên tình trạng brick cũng hiếm xảy ra, thường thì chỉ khi bạn bị mất nguồn (hoặc hết pin máy) trong khi up ROM mới bị brick mà thôi. Đừng quá lo lắng!
Máy của bạn tự khởi động lại mãi: xóa dữ liệu và bộ nhớ đệm
Biểu tượng khởi động thường thấy của các mày dùng ROM CyanogenMod
Nếu bạn vừa flash một bản ROM và điện thoại không thể vào được màn hình chính (homescreen), rất có thể bạn đã quên xóa dữ liệu người dùng (danh bạ, tin nhắn, ứng dụng,...). Thông thường, bất kì bản ROM nào được cung cấp trên mạng, cho dù là thiết bị nào đi nữa thì người tạo ROM luôn khuyên chúng ta phải xóa (wipe) dữ liệu trước khi dùng. Nếu bạn cứ bị lặp lại mãi việc khởi động thì nhiều khả năng đây chính là lí do.
Giao diện ClockworkMod Recovery
Để thực hiện wipe máy, bạn cần tận dụng công cụ recovery mà bạn dùng để flash ROM (phổ biến nhất hiện nay là ClockworkMod Recovery, AmonRA hoặc Open Recovery, chạy trên HTC, Samsung, LG, Motorola,...) để wipe máy. Tìm kiếm dòng chữ "Wipe data/factory reset" và "wipe cache partition", di chuyển vệt sáng trên màn hình bằng hai nút tăng giảm âm lượng và chọn vào hai mục trên bằng nút nguồn. Thực hiện xong, chúng ta vào tiếp menu Advance > Wipe Dalvik Cache đễ xóa thêm bộ nhớ của Dalvik. Khởi động lại máy để xem kết quả.Máy truy cập thẳng vào chế độ Recovery: flash bản ROM mới
Trong trường hợp bạn khởi động máy và nó vào thẳng ClockworkMod (hoặc các bộ recovery tương tự) thì nhiều khả năng bản ROM bạn vừa flash đã bị lỗi. Để chắc chắn, ta khởi động lại một lần nữa xem thiết bị có đưa ta vào recovery nữa hay không. Nếu có, xin chia buồn, bản ROM đã có vấn đề. Tại đây, chúng ta có hai phương pháp để "chữa bệnh": tải lại bản ROM đó hoặc tìm ROM mới. Trong quá trình tải từ Internet về, việc gói dữ liệu của ROM bị lỗi xảy ra rất thường xuyên. Có thể do đường truyền, do máy hoặc do trình duyệt bị lỗi. Bản thân mình đã từng gặp phải trường hợp này và phải tải về tới lần thứ ba mới dùng được ROM vì đường truyền chập chờn. Cách thứ hai, đó là bạn tìm kiếm một bản ROM khác thích hợp hơn (cũng có thể dùng lại phiên bản trước của bản ROM bị lỗi).
Cũng nên để ý xem thẻ nhớ của bạn có bị lỗi không nhé. Nếu bất kì bản ROM nào cũng không dùng được thì hãy thử một chiếc thẻ nhớ khác để chép và flash ROM.
Người dùng HTC: máy có thể không vào thẳng Recovery và vào màn hình Bootloader. Do đó, bạn cần chọn vào mục "Recovery" để tiếp tục thực hiện.
Bootloader của HTC
Máy khởi động và vào thẳng Bootloader: flash lại bản ROM gốcTriệu chứng này không thường xảy ra, tuy nhiên nếu máy boot thẳng vào bootloader thì máy của bạn có khả năng xung đột giữa phần cứng và phần mềm. Cách tốt nhất lúc nào là phục hồi lại bản ROM gốc (tức bản ROM đi theo máy khi ta vừa mua về). Bản ROM này không root, không hack, không chỉnh sửa gì cả nên đảm bảo tính tương thích tuyệt đối. Cách thực hiện khác nhau cho mỗi nhãn hiệu.
Motorola: Nếu thiết bị Android của bạn do Motorola sản xuất, bạn sẽ cần đến một phần mềm mang tên RSD Lite. Đây là công cụ hữu hiệu để cứu máy khi bị lỗi do chúng ta nghịch.
HTC: Các điện thoại của HTC có thể flash lại ROM gốc (còn được biết với tên gọi RUU) ngay trong bootloader của máy. Hãy dùng Google hoặc subforum này để tìm kiếm bản RUU thích hợp cho thiết bị của bạn. Sau khi giải nén tập tin RUU này, bạn sẽ thấy được hướng dẫn đổi tên file cho từng thiết bị khác nhau. Đổi tên và chép nó và thẻ nhớ, sau đó chạy máy lên, nhấn giữ nút Nguồn + Nút giảm âm lượng để vào Bootloader. Máy sẽ tự động nhận ra tập tin RUU và hỏi sự cho phép để flash, nhớ chọn "YES" để tiến hành flash ROM nhé.
Samsung: Nếu bạn đang dùng chiếc điện thoại nào đó thuộc dòng Galaxy, một công cụ mang tên Odin là cần thiết để flash lại tập tin OPS chứa ROM gốc.
Nếu máy thật sự bị biến thành "cục gạch": mang đến cửa hàng thôi
Thế nào là máy bị biến thành "cục gạch" (brick)? Đó là khi thiết bị của chúng ta không thể mở máy bằng bất cứ cách nào. Máy lúc đó thật sự có công cụ giống hệt như cục gạch vậy (nghĩa đen). Và bạn cũng chẳng thể làm gì để chữa bệnh cho "em" smartphone thân yêu của chúng ta. Nếu mày còn mở lên được, còn xuất hiện hoạt cảnh boot, còn vào được recovery, bootloader, đó chưa phải tình trạng "cục gạch".
Nếu chẳng may máy của bạn bị brick, hãy mang thiết bị đến cửa hàng (hoặc trung tâm bảo hành) chính hãng và giả vờ: "Em chẳng biết gì, tự nhiên máy nó không mở lên được, cứ đen thui mãi thế này. Đang dùng bình thường mà nó lại thế này đây". Tất nhiên, đừng tiết lộ chuyện bạn up ROM, root gì cả vì có thể hãng sẽ không bảo hành cho bạn. Họ có thể dùng cách gì đó để phục hồi lại máy, hoặc đổi cho bạn máy mới tùy từng hãng. Cũng có thể họ không chấp nhận bảo hành vì bằng cách nào đó họ biết được máy đã bị "vọc phá". Tuy nhiên tình trạng brick cũng hiếm xảy ra, thường thì chỉ khi bạn bị mất nguồn (hoặc hết pin máy) trong khi up ROM mới bị brick mà thôi. Đừng quá lo lắng!
Post a Comment